Cập nhật vào 04/01
Nhiều bậc phụ huynh hiện nay cảm thấy lo lắng và khó xử khi con mình bị bắt nạt. Vậy nên làm gì để giải quyết vấn đề nan giải này?
Bài viết dưới đây chúng tôi xin phép đưa ra một vài lời khuyên cho cha mẹ khi con bạn đang rơi vào tình trạng bị bắt nạt.
Trước hết cần hiểu bắt nạt là một hình thức của hành vi gây hấn biểu hiện bằng việc sử dụng vũ lực cưỡng ép người khác, đặc biệt là khi hành vi này là thường xuyên và liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực.
Bắt nạt bao gồm quấy rối bằng lời nói, hành hung hoặc cưỡng ép về thể chất, có thể thường xuyên hướng đến những nạn nhân nhất định, vì lý do tôn giáo, chủng tộc, giới tính, thiên hướng tình dục hoặc năng lực cá nhân.
Dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt
Biểu hiện bên ngoài khi bị bắt nạt là trẻ có thể bị trầy xước, bầm tím trên cơ thể; quần áo, các đồ dùng cá nhân bị hư hỏng hoặc bị mất.
Trẻ thường có các biểu hiện tiêu cực như bỏ học, giả vờ ốm, sống thu mình vì lo sợ phải đối mặt với kẻ bắt nạt mình.
Nếu con bạn liên tiếp bị bắt nạt sẽ khiến cho trẻ sợ hãi, lo lắng sẽ kéo theo sự suy nhược cơ thể, dần dần dẫn đến nhút nhát. Thậm chí, cảm thấy xấu hổ và coi mình là người thất bại, có khi hình thành ý nghĩ tự tử. Có những trường hợp vì cảm thấy quá uất ức và nghĩ đến cách trả thù.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị bắt nạt?
Hãy lắng nghe con bạn
Cha mẹ hãy lắng nghe con thuật lại về việc mình bị bắt nạt kể cả những điều nhỏ nhặt như bị bạn gọi tên chế giễu và cha mẹ cũng cần hiểu rõ cảm xúc của con trẻ.
Qua cách này trẻ sẽ cảm nhận mình được lắng nghe và giúp chúng bình tĩnh hơn.
An ủi con
Con trẻ có thể vẫn rất lo lắng về vấn đề bị bắt nạt và sợ sệt khi phải thuật lại với cha mẹ. Bạn phải biết cách để con nói ra điều chúng giữ trong lòng.
Nếu con bị tổn thương về mặt thể xác và có nguy cơ gặp nguy hiểm, cha mẹ cần nhanh chóng tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này để giải quyết ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không có cách xử lí khéo léo, có thể tình trạng bị bắt nạt của trẻ càng trở nên tồi tệ.
Mời bạn tham khảo: Toán là một môn học được cha mẹ rất chú trọng để tìm kiếm gia sư dạy kèm cho con. Trung tâm Gia sư Việt có đội ngũ gia sư Toán tại nhà chất lượng và kinh nghiệm giảng dạy, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn trung tâm của chúng tôi! Tham khảo tại: https://giasuviet.com.vn/can-tim-gia-su-gioi-mon-toan-day-kem-tai-nha.html
Tìm hiểu nguyên nhân con bạn bị bắt nạt
Hãy nói chuyện với con bạn để biết được suy nghĩ của chúng về việc này.
Khích lệ tính kiên cường để con trẻ có thể tường thuật lại tất cả mọi chuyện. Những câu hỏi: Ai? Khi nào? Và tại sao? Có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
Dạy con cách giải quyết vấn đề
Cho trẻ biết đâu là nơi an toàn. Tránh đi vào những góc khuất (nhất là đi một mình) ở trường học cũng như trên đường đến trường và về nhà.
Cho trẻ biết và tin rằng xung quanh vẫn có rất nhiều người yêu thương và bảo vệ chúng là bố mẹ, thầy cô, bạn bè.
Trao đổi với nhà trường
Cha mẹ nên trao đổi vấn đề con mình đang bị bắt nạt với nhà trường, thầy cô để họ để ý kịp thời tới con mình.
Bạn cũng có thể gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt con nhà mình để hai gia đình cùng nhau đưa ra được phương án thích hợp.
Dạy con nói không với bạo lực
Các bậc cha mẹ tuyệt đối không dạy con trẻ đánh trả lại người bắt nạt mình. Việc làm này chẳng khác nào bạn đang gieo vào đầu con trẻ quan niệm dùng vũ lực để giải quyết vấn đề.
Nếu để con trẻ giải quyết vấn đề theo kiểu “ăn miếng trả miếng “ sẽ rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực sẽ càng tăng thêm tính nguy hiểm của bạo lực và gây ra thêm nhiều rắc rối khó có thể lường trước được.