Cập nhật vào 28/05
Nhiều người ỷ lại vào nguồn Oxy tự nhiên trong nước và nguồn Oxy cây thủy sinh tạo ra mà cho rằng hồ thủy sinh không cần có những sự hỗ trợ về Oxy. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
Hồ thủy sinh có cần Oxy không?
Oxy là yếu tố sống còn của hồ thủy sinh bên cạnh Carbon và những yếu tố dinh dưỡng vi lượng, đa lượng,… Một hồ thủy sinh không có Oxy thì sẽ không có sự sống, cho dù là với cá hay cây thủy sinh.

Tầm quan trọng của Oxy với các sinh vật trong hồ thủy sinh là rất lớn bởi những lý do:
Đối với cá
Cũng giống như con người, cá cần phải thở để lấy Oxy, duy trì sự sống. Loài cá có thể thở được dưới nước bởi vì chúng có các cơ quan đặc biệt được gọi là mang cá. Mang cá là một cơ quan gồm nhiều hàng mô nằm bên cạnh đầu cá, có nhiều mao mạch nhỏ. Khi nước đi qua miệng cá, vào mang cá, các sợi mang cá nhận Oxy từ nước và chuyển vào trong các mạch máu. Bằng cách thức này, mang cá hoạt động như những lá phổi của các loài động vật thở bằng phổi khác.
Như vậy, rõ ràng là cá cần oxy để thở. Tuy bản thân trong nước đã có chứa oxy cho chúng nhưng các bạn vẫn cần quan tâm đến vấn đề Oxy trong hồ thủy sinh nhà mình vì có rất nhiều yếu tố có thể làm nguồn Oxy này cạn kiệt.
Đối với những hồ cá koi không có cây thủy sinh thì việc bổ sung oxi là cực kì cần thiết. Bạn có thể tham khảo nhiều thông tin hơn về cá koi tại trại cá koi askoi.vn.
Đối với cây thủy sinh
Về dinh dưỡng, thân và lá của cây thủy sinh được tạo nên bởi:
- ~ 45% Carbon (C)
- ~ 40% Oxi (O2)
- 15% còn lại là các chất đa, trung vi lượng khác (N P K, Ca Mg, Fe, Mn, Zn, B, Mo, Cu,S, Cl…)
Đọc đến đây các bạn sẽ thấy rõ tầm quan trọng của 2 chất thiết yếu: Carbon và Oxy, sau đó mới đến NPK và trung vi lượng. Có rất nhiều người chỉ quan tâm đến vấn đề cung cấp các chất đa, trung, vi lượng mà không để ý đến Oxy trong bể có đủ cho cây không.

Vào ban ngày, cây hấp thụ CO2 và thải ra Oxy. Đây cũng là một nguồn cung cấp O2 quan trọng cho cá. Tuy nhiên đến ban đêm, cây hấp thụ O2 và thải ra CO2. Vì vậy mà cây cũng cần O2 chứ không chỉ cá và các vi sinh vật trong bể.
Đây cũng là lý do mà ta có thể nhận thấy nhiều cây thủy sinh sau một thời gian thì có xu hướng mọc vươn lên cạn. Khi cây vươn lên cạn, rễ của chúng vẫn còn ở dưới nước và vẫn hút được đầy đủ các chất nêu trên, nhưng lợi thế của việc mọc lên cạn là cây thủy sinh sẽ hấp thụ trực tiếp và dễ dàng nguồn Carbon và Oxy dồi dào trong không khí. Dù hồ bạn có nhiều Carbon hay Oxy trong nước cỡ nào đi nữa thì cây vẫn hấp thụ nguồn dinh dưỡng này trên cạn dễ dàng hơn nhiều.
Đối với hồ
Hồ thiếu O2 rất hay bị rêu hại, điển hình là Cyano (rêu nhớt xanh), và đa số các loại rêu thông dụng. Lý do là lượng Oxy thấp thì vi sinh yếu và không chuyển hóa được những chất hữu cơ có trong nước cho cây sử dụng hết, rêu hại sẽ ăn những chất dư thừa này mà phát triển.
Như vậy, tổng kết lại, hồ thủy sinh cần có Oxy và đủ Oxy cho cả cá và cây thủy sinh hấp thụ.
Nguồn cung cấp Oxy cho hồ thủy sinh
Oxy đi vào bể cá thông qua trao đổi khí theo các cách:
- Oxy tự nhiên (Oxy trong không khí bão hòa trong nước)
- Cây quang hợp
- Tác động nhân tạo
Oxy có sẵn trong không khí và sẽ tan vào mặt nước, hồ càng rộng thì Oxy tan càng tốt. Trong môi trường nuôi nhốt những con cá cảnh, nước tĩnh cộng với diện tích bể nuôi chật hẹp làm cho Oxy tự nhiên rất khó hòa tan vào nước như môi trường bên ngoài bể. Muốn cá cảnh hô hấp tốt thì phải tạo khí Oxy. Có một số loài cá cảnh không cần nhiều Oxy hòa tan để hô hấp bởi vì chúng thường xuyên nổi lên mặt nước để đớp khí và nhưng đa số các loài cá thì cần Oxy hòa tan cao mới sống được. Thiếu Oxy đó chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho cá cảnh bị chết. Cách tốt nhất để cung cấp Oxy cho hồ là chạy và vệ sinh lọc váng 24/24 (để khí O2 luân chuyển từ tầng mặt xuống toàn bộ hồ).

Một cách khác là bạn có thể tạo khí O2 cho hồ bằng 2 loại máy:
- Tạo khí Oxy sử dụng bằng máy sục khí:
- Máy sục khí sẽ hút các khí Oxy từ ngoài bể sau đó sử dụng một đường ống đưa khí Oxy vào bể cá cảnh và cho Oxy sủi lên thành bọt khí và giúp hòa tan Oxy vào nước.
- Nồng độ Oxy từ máy: máy chạy liên tục và tạo nhiều Oxy.
- Tạo khí Oxy sử dụng máy lọc nước hồ cá cảnh:
- Có rất nhiều các loại máy lọc nước khác nhau cho bể cá cảnh và mỗi loại có cách tạo Oxy cho riêng mình.
- Quá trình tạo ra các khí Oxy nhờ vào các vật liệu lọc và khí Oxy sẽ được hòa tan vào nước. Vì lượng khí Oxy hòa tan này khá thấp nên một số máy lọc nước sẽ có thêm bộ phận tiếp Oxy sau khi nước trong bể cá đã đi qua hệ thống lọc để quay trở lại hồ.
- Nồng độ Oxy từ máy: Khí Oxy được tạo ra ít hơn so với các máy sục khí, nhưng khí Oxy được hòa tan đồng đều hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng Oxy trong hồ thủy sinh
Lượng oxy có thể hòa tan (bão hòa) trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ nước và độ mặn. Tăng nhiệt độ và độ mặn sẽ cho phép ít oxy hơn trong nước.
Bảng dưới đây cho thấy mức độ bão hòa ở các nhiệt độ khác nhau:
Độ mặn được đo bằng ppt và hàm lượng oxy hòa tan tính bằng mg/l (ppm).
C (F) | 0 | 5 | 10 | 15 | 20 | 25 | 30 | 35 |
18 (64,4) | 9,45 | 9,17 | 8,90 | 8,64 | 8,38 | 8,14 | 7,90 | 7,66 |
20 (68,0) | 9,08 | 8,81 | 8,56 | 8,31 | 8,06 | 7,83 | 7,60 | 7,38 |
22 (71,6) | 8,73 | 8,48 | 8,23 | 8,00 | 7,77 | 7,54 | 7,33 | 7,12 |
24 (75.2) | 8,40 | 8,16 | 7,93 | 7,71 | 7,49 | 7,28 | 7,07 | 6,87 |
26 (78.8) | 8,09 | 7,87 | 7,65 | 7,44 | 7,23 | 7,03 | 6,83 | 6,64 |
28 (82,4) | 7,81 | 7.59 | 7,38 | 7.18 | 6,98 | 6,79 | 6,61 | 6,42 |
30 (86.0) | 7,54 | 7,33 | 7,14 | 6,94 | 6,75 | 6,57 | 6,39 | 6.22 |
(Độ mặn bằng 0 tương ứng với bể nước ngọt)
Ví dụ, một hồ cá nước ngọt có nhiệt độ 75 độ F có thể hòa tan 8.4 ppm Oxy. Một bể nước mặn có nhiệt độ 82.4 độ F và độ mặn 15ppt có thể hòa tan 7,18 Oxy.
Các mức trên cho thấy độ bão hòa 100%, mức tối đa có thể. Độ bão hòa trung bình trong một bể cá là khoảng 70%.
Một số lý do cho mức Oxy hòa tan thấp là:
- Thời gian chiếu sáng ngắn trong bể trồng, thực vật tạo ra oxy trong thời gian chiếu sáng và sử dụng hết oxy vào ban đêm
- Một bể chứa quá nhiều chất thải lớn hơn
- Không hoặc ít lọc nước
- Chất thải thối rữa trong bộ lọc hoặc lẫn trong sỏi
Một số lưu ý khác
Bạn cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo cá trong bể hấp thụ được nhiều oxy tươi:
- Nhiệt độ nước nhất quán: Không chỉ làm dao động nhiệt độ làm căng thẳng cá, mà nước quá ấm giữ ít oxy và dễ bị tảo nở hoa. Duy trì nhiệt độ ổn định bằng cách giữ cho bể cá tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, giảm các thiết bị điện, chẳng hạn như đèn, tạo ra nhiệt dư thừa và sử dụng máy làm lạnh nếu những điều chỉnh này không đủ làm giảm nhiệt độ nước.
- Lọc đầy đủ: Các bộ lọc phải không bị tắc để dẫn dòng nước và oxy hóa đúng cách. Kiểm tra và làm sạch nếu cần thiết, bộ lọc của bạn thường xuyên, đảm bảo nguồn nước sạch.
- Cân bằng vi khuẩn: Bể cá của bạn đòi hỏi một sự cân bằng của vi khuẩn có lợi để hoàn thành chu trình Nitơ. Bộ lọc bị tắc và một số loại thuốc có thể gây hại cho các vi khuẩn này. Hãy chắc chắn để làm sạch bộ lọc của bạn để vi khuẩn của bạn có thể hoạt động tối ưu.
- Kiểm soát quần thể: Một hồ cá nhiều thành phần tạo ra nhiều vấn đề hơn là chỉ đơn giản là chật chội. Cá tạo ra chất thải dư thừa, như đã đề cập trước đó, vi khuẩn dư thừa ăn chất thải và tiêu thụ oxy mà cá của bạn rất cần.
Kết lại, hồ thủy sinh rất cần oxy để duy trì sự sống cho cá, cây thủy sinh và còn giúp ngăn ngừa rêu hại phát triển. Ngoài việc đảm bảo lượng Oxy tự nhiên có thể bão hòa vào nước, bạn cũng nên lắp đặt hệ thống sục khí Oxy nếu bể quá nhỏ mà chứa quá nhiều sinh vật.
Mời bạn tìm hiểu thêm: Có nên xây hồ cá trên sân thượng không
Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:
Trang trại cá koi Askoi Farm
Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864
Website: askoi.vn